Giới thiệu ngành Công nghệ may đang hot nhất hiện nay

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) mở ra một kỷ nguyên số trong đó xu hướng chủ đạo là sự kết hợp giữa các hệ thống thực và ảo, internet kết nối vạn vật (IOT) và các hệ thống kết nối internet (IOS). Ngành Dệt May là ngành sử dụng ≈ 3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ trọng >10% so với lao động công nghiệp cả nước, nhưng trình độ nguồn nhân lực trong toàn ngành ở mức rất hạn chế. Số người ở trình độ Cao đẳng trở lên chỉ chiếm 12,08%. Để sử dụng máy móc công nghệ, ứng dụng thành tựu của công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt may đòi hỏi lực lượng lớn về lao động đào tạo bài bản. Nói cách khác, nhân lực ngành Công nghệ May có trình độ Đại học, Cao đẳng đã “hot” nay càng trở lên “hot” hơn trong CNCM4.0.

Ngành Công nghệ May là gì?

Công nghệ may là ngành trang bị kiến thức về kỹ thuật cắt – may, khuôn mẫu các sản phẩm, cữ gá, máy móc và thiết bị chuyên ngành…đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người. Với những sản phẩm đa dạng, vai trò của ngành vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm vảo về sản lượng sản xuất, năng lực cạnh tranh khi tham gia xuất khẩu.

Học ngành Công nghệ May ra trường làm gì?

Sau tốt nghiệp các em đảm nhiệm ở các vị trí: Cán bộ kỹ thuật làm mẫu rập, giác sơ đồ, soạn thảo tài liệu kỹ thuật, làm định mức nguyên phụ liệu, làm bảng màu nguyên phụ liệu, lập bảng thiết kế dây chuyền, may mẫu, rải chuyền, cân bằng chuyền, thiết kế mặt bằng nhà máy may công nghiệp, cải tiến thao tác, cải tiến công nghệ, thiết kế và chế tạo dưỡng; chuyền trưởng, trưởng ca, nhân viên LEAN, QC tại các doanh nghiệp dệt may, quản đốc phân xưởng, trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng quản lý chất lượng.

Sinh viên ngành Công nghệ May được học những gì?

Sinh viên ngành Công nghệ May được học: May các loại sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp; Thiết kế, cắt may các loại sản phẩm; Thiết kế phát triển mẫu, thiết kế chuyển cỡ, thiết kế mẫu hướng dẫn sản xuất, mẫu dưỡng; Giác sơ đồ; Xây dựng định mức nguyên phụ liệu; Thiết kế dây chuyền, thiết kế mặt bằng công nghệ hợp lý theo điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của doanh nghiệp; Kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất may công nghiệp; Tổ chức, triển khai, điều hành sản xuất; Quản lý chất lượng sản phẩm; Tham gia triển khai sản xuất tinh gọn (Lean) có hiệu quả trong nhà máy sản xuất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu CMCN4.0 trường Cao đẳng kỹ thuật mỹ nghệ Việt Nam là đơn vị tiên phong trong các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ may đưa công nghệ hiện đại vào giảng dạy như máy may tự động, phần mềm thiết kế mẫu, cắt mẫu dưỡng trên máy CNC, phần mềm thiết kế chuyền, quản lý chất lượng, quản lý sản xuất….Các kiến thức, kỹ năng về thiết kế may đo, thiết kế 3D, phát triển mẫu sẽ giúp sinh viên đáp ứng được phương thức sản xuất ODM.
Đặc biệt, trong quá trình học, sinh viên được thực tập sản xuất, triển khai sản xuất, quản lý sản xuất, quản lý kiểm tra chất lượng… ngay tại cơ sở sản xuất dịch vụ của trường và các doanh nghiệp ngoài trường với các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, EU…Đây là cơ hội để sinh viên tiếp cận thực tế mô hình tổ chức sản xuất và các vị trí việc làm, giúp các em đáp ứng được ngay nhu cầu của doanh nghiệp sau tốt nghiệp mà không phải đào tạo lại.

4. Cơ hội việc làm và mức thu nhập

Theo kết quả khảo sát, 100% sinh viên ngành Công nghệ May ra trường có việc làm với mức thu nhập trung bình trong vòng 2 tháng tốt nghiệp (thời gian thử việc) là 7.0 triệu/tháng, trong đó có 72% làm ở vị trí Quản lý, cán bộ kỹ thuật.