Muốn Kinh Doanh Nhà Hàng Ăn Uống Cần Bao Nhiêu Vốn?

Ngày nay khi đi trên các con đường, các con ngõ, chúng ta dễ dàng thấy được những quán ăn, nhà hàng ở khắp mọi nơi. Ở đâu có người ắt có nhu cầu ăn uống. Trong xã hội phát triển phần vì bận rộn, phần vì thu nhập ngày càng tăng nên nhu cầu về nhà hàng ăn uống ngày càng lớn. Song song với đó, hàng loạt các nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ cho ra đời. Vậy câu hỏi được đặt ra đối với các bạn sinh viên học Cao Đẳng Nấu Ăn Hà Nội là “Mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn?”

Đây là câu hỏi khá thú vị nhưng cũng chung chung. Điều đầu tiên bạn cần trả lời là câu hỏi : “Bạn muốn bán gì?”, “Đối tượng khách hàng bạn hướng đến là như thế nào?”. Trong lĩnh vực nhà hàng, ta có thể thấy muôn hình vạn trạng loại hình kinh doanh khác nhau. Từ kinh doanh nhà hàng ăn uống như hải sản cho đến cửa hàng BBQ thịt nướng kiểu Hàn Quốc dành cho các bạn trẻ “teen”.

Giấy phép kinh doanh

2 loại giấy phép quan trọng nhất mà người kinh doanh cần phải có là giấy phép kinh doanh và giấy đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp.

Đặt cọc mặt bằn

Thường chi phí đặt cọc là 3 tháng tiền nhà tức là nếu chi phí thuê mặt bằng hàng tháng của bạn là 10 triệu đồng thì bạn đã phải trả trước cho chủ nhà 30 triệu đồng.

Chi phí thuê mặt bằng

Khoản chi phí này thường phụ thuộc vào vị trí bạn muốn thuê mặt bằng để kinh doanh. Nếu bạn đã có mặt bằng thì có thể loại khoản này ra khỏi chi phí đầu tư. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải thuê, bạn chỉ nên dành 25% tổng số vốn đầu tư của mình.

Giá thuê mặt bằng tùy vị trí, nếu trong trung tâm thành phố giá có thể dao động từ 200 – 300 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, giá thuê còn phụ thuộc vào địa điểm có tiện giao thông qua lại hay không. Bạn cần lưu ý thuê mặt bằng vừa đủ với ý định mô hình kinh doanh của mình. Đảm bảo khu vực bếp, kho, quầy thanh toán, chỗ ngồi sức chứa bao nhiêu khách, nhà vệ sinh và khu vực để xe sao cho thuận tiện nhất. Hợp đồng cho thuê mặt bằng thường khá dài, tối thiểu là 1 năm.

Tiền trang trí nội thất

Đầu tư cho nội thất quyết định đến yếu tố thành công khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn.

Chi phí trang trí nội thất bao gồm :

  • Tiền sơn phết lại toàn bộ mặt bằng : 10 – 20 triệu đồng
  • Tiền vẽ trang trí cửa hàng : 100.000 – 200.000 đồng/mét vuông
  • Chi phí bàn ghế: 1 cửa hàng 80 mét vuông có khoảng 20 bàn. Nếu sử dụng bàn inox thì chi phí là 2 triệu 1 bộ : 20 x 2.000.000 = 40.000.000 đồng
  • Tủ đông và tủ rau củ quả : 20 triệu đồng.
  • Toàn bộ vật dụng bếp, gas, nồi, niêu, xoong, chảo : 40 triệu đồng.

Tiền nguyên vật liệu đầu vào

  • Nguyên liệu chế biến : 2 – 4 triệu đồng/ngày
  • Tiền nhập gia vị ban đầu : 3 triệu đồng

Chi phí truyền thông

Một nhà hàng khi vừa mới kinh doanh cần công tác truyền thông, marketing tốt. Nhằm thu hút về lượng khách hàng lớn cũng như xây dựng độ uy tín và định hình thương hiệu cho nhà hàng. Việc marketing cần được chú trọng quan tâm. Các hình thức marketing đem lại hiệu quả như phát tờ rơi, treo banner. Chương trình khuyến mãi đặc biệt, tặng quà, giảm giá trên hóa đơn là điều không thể thiếu trong ngày đầu tiên nhà hàng mở cửa. Khoản tiền cho những việc này gọi là chi phí marketing, dự tính thời gian đầu tầm 5-10 triệu đồng.

Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng fanpage cho nhà hàng. Tham gia vào các trang mạng xã hội và lập website. Chi phí cho marketing nên chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư ban đầu.

Chi phí quản lý

Một nhà hàng muốn vận hành tốt, thu lại lợi nhuận cao cần có khâu quản lý khoa học và chặt chẽ. Từ quản lý và chi trả lương cho toàn bộ nhân viên, quản lý thu-chi, quản lý kho và nguyên vật liệu của nhà hàng sẽ khá phức tạp và tốn kém nếu như bạn chưa biết cách kiểm soát khoa học. Chi phí quản lý tầm 30 đến 60 triệu đồng/ tháng.

Để tiết kiệm ngân sách cho khoản này, bạn nên dùng phần mềm quản lý đế có thể nắm kỹ tình hình của từng bộ phận. Từ đó có chiến lược và bước đi phù hợp.

Chi phí khác

  • Chi phí nhân viên : 4 triệu đồng/người/tháng
  • Chi phí rủi ro 3 tháng đầu tiên kinh doanh : 100 – 200 triệu đồng.
  • Chi phí điện nước : 3 triệu đồng/tháng

Các loại thuế phí phát sinh khác

Như vậy, để mở một mặt bằng quán ăn, nhà hàng dành cho các đối tượng trung bình cao, không phải quán ăn bình dân thông thường. Bạn cần chuẩn bị chi phí không chỉ trước khi kinh doanh mà thậm chí là chịu lỗ từ 3 tháng đến nửa năm. Làm một phép toán đơn giản ta có thể thấy được chi phí để đầu tư rơi vào khoảng 200 – 500 triệu đồng đối với các cửa hàng có mặt bằng từ 50 – 100 mét vuông.